đau và nỗi đau của con người và quyết tâm tìm kiếm con đường cứu độ cho nhân sinh.
Đức Phật đản sanh
Vua Tịnh Phạn của bộ tộc Thích Ca (Sakya) và Hoàng hậu Maya có một vị Thái tử tên là Tất Đạt Đa, sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài ra đời năm 624 trước Tây Tịch tại khu vườn Lâm Tỳ Ni ( Lumbini). Ngay từ khi Ngài được thụ thai đã xuất hiện những câu chuyện thần kỳ.
Theo lịch sử ghi lại, Hoàng hậu Maya đã nằm mơ thấy một con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông bà. Sau khi Ngài được đản sanh thì Hoàng hậu qua đời, nhà vua đã mời nhiều vị đạo sĩ đến coi tướng cho Thái tử. Trong đó, vị hiền triết A Tư Đà đã tiên tri rằng, Tất Đạt Đa có thể trở thành một vị vua anh minh vĩ đại hoặc một bậc Thánh đức tôn quý.
Suốt những năm tháng niên thiếu và trường thành, Thái tử luôn được sống trong nhung lụa xa hoa, được học hết thảy những đạo nghĩa và thuật chữ của thầy dạy mình. Thậm chí, nhà vua còn lập riêng một cung điện như chốn thần tiên để phục vụ Ngài, không có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Khi Thái tử đến tuổi trưởng thành, nhà vua muốn Ngài kế ngôi nên đã cho Ngài thành hôn với nàng Da Du Đà La xinh đẹp, nết na. Cuộc đời của Thái tử Tất Đạt Đa xem như thuận lợi và viên mãn khi công chúa hạ sinh một hoàng tử tên là La Hầu La. Thế nhưng, dù sống quý tộc vương giả, Thái tử vẫn mang nỗi lòng nặng trĩu với cuộc sống sau bức tường thành.
Đức Phật xuất gia tìm đạo
Thái tử Tất Đạt Đa đau khổ trong lòng và xin vua cha cho ra ngoài cửa thành để tìm kiếm sự giải thoát cho mình. Sau khi chứng kiến ba cảnh tượng của cuộc sống, là người già yếu, người bệnh tật và một người đã khuất, Thái tử đã nhận thức được sự đau khổ của cuộc sống và quyết tâm tìm kiếm chân lý để giải thoát cho chính mình và cho tất cả mọi người.
Một đêm tối, khi vợ con đã ngủ say, Thái tử đã rời khỏi cung điện chỉ với hai bàn tay trắng để tìm kiếm sự giải thoát cho mình. Ngài cắt tóc bằng gươm và thay trang phục bằng một chiếc áo đơn sơ để trở thành một tu sĩ và đi học đạo. Năm đó, Ngài mới 29 tuổi.
Sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Từ khi bắt đầu con đường học đạo cho đến khi thành đạo và niết bàn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua các thời kỳ sau:
Tu Khổ Hạnh
Thái Tử Tất Đạt Đa trở thành tu sĩ đi lang thang khắp nơi để học đạo. Ngài đã tìm đến đạo sĩ Alarama Kalama, đạo sĩ Uddaka Ramaputta để học đạo và chứng quả, tuy nhiên vẫn không thể giải quyết được những điều Ngài mong muốn.
Sau đó, đạo sĩ Cồ Đàm gia nhập nhóm người đồng tu khổ hạnh của Kiều Trần Như trong suốt 5 năm liền. Trả qua thời gian dài cùng cực nhưng thân thể héo tàn mà thần trí lại suy giảm, Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh và tìm kiếm một con đường khác.
Tu Trung Đạo
Hành trình tiếp theo, đạo sĩ Cồ Đàm một mình đến vùng ngoại thành Vương Xá nước Ma Kiệt tự tu tập theo con đường Trung Đạo. Nơi đây có quang cảnh thần tiên, non xanh nước biếc, Ngài chọn gốc cây bồ đề làm nơi ngồi thiền và kiên định với hướng đi của mình dù có gặp bao nhiêu trở ngại.
Sau những cuộc chiến với ngoại cảnh thiên ma và cả những tà ma trong nội tâm, cuối cùng Ngài đã chiến thắng và ổn định được tâm trí trong thiền định.
Thành đạo
Vào đêm thiền thứ 49, đạo sĩ Cồ Đàm chứng được “Túc mệnh minh”, “Thiên nhãn minh”, “Lậu tận minh” và “Toàn Ngộ”, đạt đến Đạo Vô Thượng, trở thành bậc “Chính Đẳng Chính Giác” hay còn được gọi là bậc Toàn Giác, Như Lai, hiệu Phật của Ngài là Thích Ca Mâu Ni.
Niết Bàn
Năm 544 (Trước Tây lịch), Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na (Kusinagar) ở tuổi tám mươi. Ngài nằm giữa hai cây Sala ( Sala song thọ), đầu hướng về phương bắc, Ngài nghiêng mình về bên phải, tay phải để ngửa lót dưới mặt, còn bàn tay trái để xuôi trên hông trái, chân trái của Ngài nằm dài trên chân phải, hơi thở nhẹ nhàng đều đặn.
Sau đó, tín đồ Phật tử Mạt La thành Câu Thi Na cùng dân chúng đã cúng dường kim thân Đức Phật, rồi trà tỳ (thiêu) và chia Xá Lợi Phật cho 8 nước rước về xây tháp để được chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật.