ngộ đưa ta đến sự thức tỉnh và giải phóng. Những người giác ngộ không còn bị trói buộc bởi sai lầm và bị đắm chìm trong cuộc đời, họ trở nên tự do và vượt ra khỏi những điều tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời.
Những người giác ngộ luôn mang tâm niệm giải thoát, không tham vọng, không cố chấp. Điều này cho thấy tính cách vượt lên trong thái độ dấn thân vào cuộc đời của họ. Tính cách vô trước của hành động là một bằng chứng cụ thể cho sự hiện hữu của giác ngộ. Vô trước có nghĩa là không bị dính vào bất cứ điều gì. Những người giác ngộ không chỉ không bị dính vào tham vọng, quyền hành và lợi danh, mà còn không bị dính vào các quan điểm và phân biệt nhân ngã có tính cách tri thức. Đây chính là thái độ tự do, vô tâm, vô trú của các bậc Bồ tát được miêu tả trong Kinh Kim Cương Bát Nhã.
Để thảo luận về đạo Phật và cuộc đời, chúng ta cần hiểu rõ những điểm này về giáo lý, bao gồm các nguyên tắc vượt lên, dấn thân và vô trước, để tránh sai lầm căn bản.
Ngay cái mệnh đề đạo Phật đi vào cuộc đời cũng đã không được ổn thỏa, bởi vì phân tích nó ta sẽ có cảm tưởng đạo Phật là một cái gì đang ở bên ngoài cuộc đời và vì vậy cần phải đem nó đi vào trong cuộc đời. Sự thực thì không phải như vậy. Đạo Phật đã được phát sinh từ trong lòng của cuộc đời, đã được nuôi dưỡng bởi cuộc đời và đang tồn tại vì cuộc đời.
Đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa là thể hiện những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phương thức phù hợp với thực trạng của cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hướng thiện mỹ.
Chừng nào sinh lực của đạo Phật được trông thấy dào dạt trong mọi hình thức của sự sống, chừng đó ta mới có thể nói được rằng đạo Phật đang thật sự hiện hữu trong cuộc đời.
Sinh lực ấy được nhận thức qua những dấu hiệu sau đây mà chúng tôi xin lần lượt trình bày:
-
Sự hiện diện vô hành của đạo đức
-
Sự hiện diện của ngôn ngữ đạo đức
-
Sự hiện diện hữu hành của đạo đức